Phân tích kinh tế vĩ mô cũng giống như chúng ta đeo đồng hồ. Nếu chỉ cần xem giờ thì nhìn vào các cây kim. Trong khi đó, phân tích vi mô là lúc mà chúng ta tháo rời cái đồng hồ để xem sự vận hành của các bánh răng bên dưới. Học kinh tế vĩ mô là học cách xem giờ: sợ phối hợp giữa kim giây, kim phút và kim giờ cũng tựa như sự phối hợp của tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế. Khổ thay, đôi khi vài kim trong vĩ mô không chạy hoặc chạy ngược. Mỗi sáng thức dạy, chính phủ suy nghĩ là có nên vặn lại nó hay không!
http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
SỐ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ VÀ CÁC LIÊN KẾT CƠ BẢN
Không có số liệu, chúng ta không cần phải học kinh tế vĩ mô.
CÂN BẰNG TRONG THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ Ở NGẮN HẠN
Sản lượng quốc gia (national output) là trái tim của môn kinh tế học. Nó là kết quả của sự cân bằng trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. Tất cả quốc gia đều muốn hàng năm có tăng trưởng cao, tức là sản lượng làm ra ngày càng nhiều hơn (tính bằng tiền). Chính phủ cũng góp tay vào khát vọng này bằng chính sách chi tiêu và thuế của mình. Trong ngắn hạn, may thay, số nhân là lớn hơn 1, nghĩa là sản lượng trong nền kinh tế sẽ tăng nhiều hơn 1 đồng mà chính phủ chi tiêu hay giảm thuế (lưu ý: trong dài hạn, đó là tai hoạ của quốc gia!)
TIỀN, HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Trong chiếc xe thương mại (trade), tiền không phải là cái bánh xe mà nó chỉ là dầu nhờn bôi trơn, không có nó chiếc xe vẫn chạy. Phần này cho biết làm cách nào để ngân hàng trung ương bơm dầu vào hoặc rút ra khỏi nền kinh tế, cũng từ đó hiểu về sự biến động của lãi suất trên thị trường tiền tệ.
PHỐI HỢP GIỮA THỊ TRƯỜNG HÀNG HOÁ VÀ TIỀN TỆ (MÔ HÌNH AS-AD)
Trong ngắn hạn2, tiền có quyền lực hơn thực chất của nó. Ngân hàng trung ương tăng tiền có thể làm thu nhập của nền kinh tế tăng và ngược lại. Sự kết hợp giữa thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ thông qua mô hình có tên gọi là IS-LM chứng minh được nhận định trên. Cũng trong mô hình này, chính phủ cũng gián tiếp làm biến động lãi suất ở thị trường tiền tệ.
AS CUNG AD CẦU DEMANCE