BÁI 1:
Ở Việt Nam, chứng khoán đã ra mắt các nhà đầu tư nhân dân như một trò chơi kiếm tiền nhanh, nhiều người đã coi chứng khoán là cơ hội đổi đời. Dân ta đã đầu tư chứng khoán theo phòng trào, giống hệt như đã từng nhà nhà đi nuôi chim cút, nuôi chó nhật, ... rồi gần đây hàng trăm ngàn người trở thành nạn nhân của các ngón lừa đảo đầu tư vàng, ngoại tệ trên mạng.
Thông thường, người ta trở nên cả tin, trở nên nhẹ dạ hơn bao giờ hết khi bị lòng tham chi phối. Mọi người đều kỳ vọng vào những mức lợi nhuận mà không một ngành sản xuất kinh doanh tử tế nào có thể đáp ứng nổi. Tôi luôn nói với mọi người là bất kỳ hoạt động đầu tư nào hứa hẹn đem lại trên 5% mỗi tháng đều chứa đựng những nguy cơ, mạo hiểm tiềm tàng hoặc yếu tố lừa đảo.
Trở lại sàn chứng khoán Việt Nam, có những giai đoạn, chỉ số PE của các công ty niêm yết lên tới 70 - 80 mà các nhà đầu tư vẫn mua ào ào. Mọi người ôm chứng khoán vào với niềm tin là sau vài phiên (T + 3) có thể bán được và thu về 15 - 20% lợi nhuận. Chứng khoán bỗng nhiên có tính thanh khoản như tiền và người mua coi đây như một hình thức "gửi tiết kiệm" với lãi suất hàng chục phần trăm mỗi tuần. Khi đã coi chứng khoán như tiền, không ai quan tâm đến giá trị thật của chứng khoán nữa mà chỉ quan tâm xem chứng khoán này ngày mai có "cởi trần" (tăng giá trần) hay không mà thôi. Ai cũng nghĩ mình là người khôn ngoan nhất, mình sẽ là người rút chân được ra đầu tiên trước khi cơn hồng thủy ập tới.
Các công ty niêm yết với số thăng dự vốn khổng lồ lại tiếp tục đổ hết vào quanh vòng chứng khoán. Ai cũng khấp khởi với lợi nhuận tăng nhanh hàng tuần. Có những công ty tự hào ôm được lượng chứng khoán rẻ tuyên bố "muốn có mức lợi nhuận bao nhiêu cũng được, chỉ cần thanh khoản danh mục đầu tư".
Các công ty đua nhau trình ra những bản báo cáo tài chính với chỉ số EPS cao ngất ngưởng. Các nhà đầu tư thì choáng váng, mờ mắt không phân biệt được đâu là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh truyền thống, đâu là lợi nhuận từ đầu tư tài chính. Đối với một công ty tay ngang, lợi nhuận từ đầu tư tài chính chỉ đáng giá bằng một phần mười lợi nhuận sản xuất kinh doanh truyền thống. Lợi nhuận từ đầu tư tài chính rất mong manh, hôm nay có thể kiếm được hàng tỷ nhưng không có gì bảo đảm là ngày mai còn kiếm được như vậy, chưa kể còn có thể lỗ gấp nhiều lần những gì kiếm được ngày hôm nay. Nhiều công ty thuộc hàng blue chip trên sàn chứng khoán đã liên kết với nhau chơi trò chơi cổ đông chiến lược. Công ty A bán cho Ngân hàng B 10% cổ phần, Ngân hàng B bán cho Công ty C 10% cổ phần rồi Công ty C lại bán cho Công ty A 10% cổ phần. Cả 3 công ty là những nhà đầu tư chiến lược của nhau. Hàng Quý, các công ty lần lượt bán ra cổ phần đã "đầu tư chiến lược" ra và kê khai các khoản lợi nhuận ảo khổng lồ. Với cùng một đồng tiền, qua vòng quay chứng khoán, nó được nhân lên hàng chục lần. Ai cũng đếm đống giấy chứng nhận cổ phần trong tay với tiền triệu.
Câu chuyện này tương tự như có hai anh nông dân, một anh gánh khoai, một anh gánh ngô ra chợ. Đến nơi, chợ vắng chỉ có hai người. Anh bán khoai có một đồng tiền, đến trưa, buồn miệng mua đồng ngô ăn chơi. Rồi đến anh bán ngô mua lại một đồng khoai ăn cho đỡ đói lòng. Đến chiều, cả hai anh đã mua bán hết ngô khoai và ra về vẫn với một đồng tiền. Lúc đầu, các Quỹ đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường Việt Nam rất dè dặt. Nhưng rồi, khi thấy các lý thuyết đầu tư bài bàn không đúng ở thị trường Việt Nam khi người người xông vào thị trường, nhiều Quỹ cũng chuyển sang phương thức đầu tư chụp giật. Cả thị trường gồm nhà đầu tư có tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân nhân đều mua tranh bán cướp. Do lợi nhuận quá cao, do niềm tin chứng khoán tiếp tục tăng giá, do lòng tham, nhiều nhà đầu tư đã áp dụng công thức repo chứng khoán xoay vòng để lấy tiến mua tiếp chứng khoán rồi lại đem chứng khoán mới mua repo tiếp. Vòng xoay này cuốn theo hàng chục ngàn tỷ đồng của các nhà băng vào thị trường chứng khoán. Chỗi repo này sẽ trở thành gánh nặng ngàn cân đối với cả nhà đầu tư lẫn ngân hàng khi thị trường có dấu hiệu chững lại.
Thị trường chứng khoán nóng quá tác động tiêu cực đến cả nền kinh tế. Khi mà ai cũng nhìn thị trường chứng khoán như mỏ vàng lộ thiên thì không ai còn an phận tiếp tục công việc truyền thống của mình nữa. Trong thời gian ngắn, hàng trăm công ty chứng khoán được xin và cấp phép đã nói lên sự khát khao của các nhà đầu tư. Các chỉ số chứng khoán đều ở mức báo động khi nhà đầu tư mù quáng đổ tiền lên sàn. Và cuối cùng, Chính phủ đã ra tay hòng giảm nhiệt cơn sốt chứng khoán mà báo chí gọi là ngăn chặn quả bong bóng sắp nổ. Cần phải nhìn nhận một cách tỉnh táo thị trường chứng khoán là một thực thể hết sức nhạy cảm được xây dựng trên cơ sở niềm tin. Kim tự tháp lòng tin vô cùng mong manh dễ vỡ. Các tác động đến thị trường chứng khoán mà làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư sẽ lập tức dẫn tới cuộc tháo chạy hỗn loạn mà hậu quả không thể lường được.
Tôi rất tâm đắc câu nói: một nửa cái bánh mỳ vẫn là một nửa cái bánh mỳ, nhưng một nửa niềm tin thì không còn là niềm tin nữa. Niềm tin là một thể toàn vẹn mà chỉ cần sứt một mẩu nhỏ thì toàn bộ những gì được xây dựng trên cơ sở niềm tin đều sụp đổ.
Trong vài tháng, Nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp giảm nhiệt thị trường giống một thầy thuốc kế cho bệnh nhân những đơn thuộc loại đặc trị rất nặng mà không tính tới thể chất của con bệnh. Các đơn thuốc này đều tập trung vào việc giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, siết chặt dòng tiền chảy vào chứng khoán, siết chặt cho tín dụng đối với những thị trường liên thông với chứng khoán như bất động sản, ngoại hối.
Chúng ta quên mất một điều là con bệnh đang quen được uống nước nhiều, việc đóng vòi nước một cách cấp tập khiến cho con bệnh bị sốc phản vệ.
Nhìn vào cách điều trị bệnh của chúng ta và của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ thấy các biện pháp hoàn toàn trái ngược nhau. FED liên tục giảm lãi suất nhằm lùa tiền ra ngoài thị trường, khuyến khích người dân đầu tư, chi tiêu thay vì gửi tiền ở ngân hàng. lãi suất của FED giảm đến mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây.
Bên cạnh đó, Chính phủ Mỹ đệ trình chính sách ưu đãi thuế nhằm tăng cường tiêu dùng và bơm một lượng tiền mặt cực lớn ra để cứu thị trường. Họ ý thức rõ là nếu để xảy rất bất kỳ một ngưng trệ nào trong vòng quay của thị trường tiền tệ sẽ ảnh hưởng một cách tiêu cực đến toàn bộ các ngành sản xuất thương mại và gây ra đổ vỡ dây chuyền. Các tập đoàn tài chính Mỹ và Tây Âu đã kê khai những khoản lỗ kỷ lục nhưng với sự trợ giúp của Chính phủ, không thấy ngân hàng nào mất khả năng thanh toán và cũng chưa có ai phá sản.
Ở Việt Nam, các biện pháp cấp tập như khống chế tỷ lệ cho vay chứng khoán (28.05.2007), tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (16.01.2008), phát hành tín phiếu bắt buộc (16.02.2008), giãn tiến độ mua ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài (Q1.2008), rút tiền ngân sách của Kho Bạc Nhà nước gửi ở các ngân hàng thương mại (Q1.2008), ... đã cắt hẳn nguồn cung tiền cho thị trường chứng khoán. Hầu hết các tổ chức tín dụng phải chạy đua cật lực để đảm bảo tỷ lệ cho vay chứng khoán, chạy đua gom tiền mua tín phiếu bắt buộc, ... Các ngân hàng ở vào tình trạng khan tiền hơn bao giờ hết. Mất nguồn cung tiền, quả bong bóng chứng khoán đã nổ tung. Ngay sau tết âm lịch, chỉ trong vòng 1 tuần, các cổ phiếu chủ chốt đã mất giá trên 20% khiến các nhà đầu tư hoảng loạn. Sự hoảng loạn bao trùm lên cả nhà đầu tư có tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân. Ai cũng cố đẩy cổ phiếu của mình ra sàn và khi ai cũng muốn bán thì hẳn không ai muốn mua. Không ai kịp có phản ứng tích cực. Hàng chục ngàn tỷ đồng bộc hơi theo VnIndex. Khi chứng khoán rớt giá cỡ 30% thì lập tức tác động mạnh đến những cổ phiếu đang được repo ở ngân hàng. Xuống dưới giới hạn cho phép, các ngân hàng buộc con nợ hoặc đắp thêm tài sản hoặc phải bán cổ phiếu. Chứng khoán cứ xuống một vài điểm thì càng có thêm nhiều cổ phiếu đang thế chấp phải bán ra. Các cổ phiếu nào trước đây có tính thanh khoản cao, giá trị cao, được thế chấp nhiều thì càng bị áp lực lớn.
Chuỗi repo đổ sụp khi các con nợ không còn giải pháp nào ngoài việc để ngân hàng cưỡng bức bán cổ phiếu. Giống như quả bóng tuyết, càng lăn thì quả bóng càng to và các ngân hàng trở thành những "nhà đầu tư bất đắc dĩ" lớn nhất. Các ngân hàng có cho vay chứng khoán đều thiệt hại lớn vì không thể thu hồi nợ khi chứng khoán mất giá. Họ càng ép các con nợ thì áp lực xả chứng khoán lên sàn càng lớn, giá càng xuống thấp thì càng nhiều cổ phiếu xả ra. Trong sự hỗn loạn đó, chứng khoán như đồ bỏ, không còn khái niệm giá trị nội tại, PE, EPS, ... Chỉ còn một áp lực là phải có tiền. Tổn thất của ngân hàng dẫn đến ảnh hưởng nặng nề khả năng thanh toán. Các ngân hàng buộc phải huy động vốn bằng mọi giá dẫn đến cuộc đua lãi suất huy động. Trong vòng 4 tháng, lãi suất huy động đã tăng từ 0.7%/tháng lên 1.2%/tháng. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất huy động là 12%/năm nhưng lệnh này chỉ tác động đến người gửi tiền nhỏ lẻ. Đối với các khoản tiền gửi lớn, khách hàng đều yêu cầu ngân hàng lập hợp đồng tín dụng riêng rẽ với mức lãi suất 14% - 15%/năm. Lãi suất đầu vào tăng khiến các ngân hàng xiết chặt đầu ra. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có độ tín nhiệm thấp đều không còn khả năng vay được tiền từ ngân hàng. Còn các doanh nghiệp lớn nếu muốn vay thì lãi suất lên đến 18 - 22%/năm. Trong nhiều giai đoạn, các ngân hàng chỉ đem tiền cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất tới 30%/năm.
Dòng tiền giờ đây không chảy vào sản xuất, không chảy vào đầu tư mà chỉ chảy vòng quanh các ngân hàng. Khi lãi suất lên tới hàng chục phần trăm, không ai còn muốn đầu tư tiền vào những nơi rủi ro nhưng chứng khoán, thậm chí cùng không còn muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Khẩu hiệu "Cash is King - Tiền là Vua" có nghĩa hơn bao giờ hết, và mọi người chỉ muốn gửi vua vào ngân hàng. Khi dòng tiền không hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhiều ngành nghề có mức sinh lời thấp sẽ ngưng trệ dẫn đến phản ứng dây chuyền tiêu cực cho nền kinh tế. Tác động kép của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ làm bức tranh kinh tế Việt Nam 2008 rất xấu. Nếu Chính phủ không có những biện pháp hợp lý thì hậu quả rất khó dự đoán.Hàng ngày, nhìn trên website của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các công ty niêm yết cứ khất lần việc công bố báo cáo tài chính Quý 1 với nhiều lý do như "bị virus máy tính", "bận tham gia hội chợ", "nhiều sổ sách phải tổng hợp", ... cùng hàng loạt những bản giải trình kết quả kinh doanh là có thể hiểu được phần nào sức khỏe của các công ty. Khi siết chặt chứng khoán, nhiều người đặt ra tiền đề hy sinh chứng khoán để cứu lạm phát vì lạm phát ảnh hưởng đến cuộc sống của mấy chục triệu người còn chứng khoán chỉ có 300 ngàn tài khoản. Nhưng 300 ngàn tài khoản đấy liên quan đến gần 50% GDP là không thể xem nhẹ. Chứng khoán, tiền tệ, bất động sản là những thị trường liên thông với nhau. Khi chứng khoán gục ngã, bất động sản đóng băng thì tiền tệ lên cơn sốt. Liệu nền kinh tế sẽ chịu đựng thế nào thì mạch máu tiền tệ cứ tiếp tục sôi? -st-a
BÀI 2:
Hôm qua ngày 29/7/2014 có tin Chủ tịch và TGD Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam bị bắt. Tin này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị trường đặc biệt trong đoạn nhậy cảm thị trường vừa bước vào giai đoạn điều chỉnh sau 1 thời gian tăng mạnh từ 508 lên 605. Quan điểm của Alan thị trường tiếp tục tích lũy và hồi phục lên vùng 595 sau đó có thể điều chỉnh tiếp về vùng 580. Tuy điểm số có thể điều chỉnh từ 605 về 580 nhưng rất nhiều mã sẽ giảm khoảng 30% về vùng giá tương đương với 540. Đây chính là động lực hút dòng tiền đầu cơ mạnh. Dự đoán Tạo đáy vào khoảng tuần 25/8 - 30/8. Đây là Tuần rất quan trọng và thích hợp để NDT lớn có thể mua tích lũy vì sau 1 chu kỳ tích lũy và nghỉ lễ 2/9 thị trường có thể khởi động 1 con sóng mới.
Khuyến nghị của Alan để chuẩn bị cho con sóng Lớn nhằm phù hợp với cả NDT theo trường phái Cơ bản cũng như Lướt sóng như sau:1/ Với NDT còn cầm nhiều hàng đặc biệt trong trạng thái Magin nên giảm bớt tỷ trọng trong các phiên hồi phục.
2/ Với NDT tiền mặt, đặc biệt đã chốt lãi vùng 600 thì canh vào lại hàng, ưu tiên các mã có báo cáo Quý 2 tốt, đã điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ mạnh. Tránh vào các mã báo cáo kinh doanh kém, giá cổ phiếu vẫn đang ở vùng đỉnh. Vào các mã này hiệu quả không cao, rủi ro lớn, nếu gặp thị trường xấu sẽ mất rất nhanh.
3/ Khuyến nghị:
- Dòng Dầu Khí: Đây là dòng sẽ được hỗ trợ chính sách mạnh do vấn đề Biển Đông và tác động của Lãi suất thấp, kinh tế hồi phục làm tăng hiệu quả sản xuất. PVC PGS PLC PVE PXS PET PVS PVD PGD
- Cảng biển và Vận tải biển: Chi phí vận tải đường bộ tăng gấp 2 lần do việc bộ GTVT đưa quy định Xe quá Tải, Quá khổ sẽ là cơ hội lớn cho ngành Cảng biển và Vận tải đường Thủy. PVT VTO VIP GMD MHC
- Chứng khoáng: Thanh khoản thị trường tăng lợi nhuận từ môi giới và dịch vụ chứng khoán tăng, ngoài ra các công ty chứng khoán đã giải phóng 1 lượng hàng Kẹp lớn và đi vào quản trị rủi ro tốt, đặc biệt khi áp dụng mở Room cho chứng khoán. SSI HSC BVS KLS SHS
- Ngoài ra các ngành Tiêu dùng, Điện cơ điện và sản xuất công nghiệp, Thủy sản, Cao Su, Tin học, Khoáng sản Xịn (lưu ý ko pải mấy em KS lởm) cũng khả quan:
+ Điện: PPC BTP TBC REE HPG SAM
+ thủy sản : MPC IDI
+ Cao su: DRC SCM TRC DPR VHG (ngành Cao su được hưởng thuế VTA = 0 bắt đầu từ quý 3/2014)
+ Tin học: FPT
+ Khoáng sản Xịn: NNC KSB LBM CVT FCM
- Bất động sản và Xây dựng Hạ tầng: không thể thiếu khi thị trường hồi phục, các doanh nghiệp Xây dựng Hạ tầng năm 2013 và 6 tháng 2014 có những bước chuyển biến rõ nét về doanh thu, lợi nhuận và nợ xấu. Các doanh nghiệp BDS cũng có bước chuyển biết tích cực (Lưu ý các DN BDS ở đây thường là các DN lên sàn trước 2009 có tiềm lực tài chính tốt, quỹ đất tốt, giá trị tài sản định giá thấp). Dòng này thường chạy vào Thân sóng.
+ Dòng Hạ tầng sông: FCN DIC CII HBC SD5 SD6 SD9 SDT S99 HUT
+ Dòng BDS: DIG NTL TDH SJS HDG SZL BCI NBB HAG KBC UDC VCG
- Một số dòng hưởng lợi khi vào TPP như dệt may, Thủy sản, Gỗ cũng cần chú ý: TCM TTF
- Dược Phẩm sẽ là 1 ngành HOT có tốc độ phát triển mạnh nhất từ nay cho tới 2020. Tuy nhiên không phù hợp với NDT cá nhân.
- Trong 1 sóng lên không thể vóng bóng hàng Đầu Cơ, tuy nhiên cần vào các Hàng có Nhóm đội tốt thể hiện qua dòng tiền trên thị trường và đi kèm với Cơ bản doanh nghiệp được cải thiện. Bản thân Alan luôn đầu tư 70% tiền vào dòng này vì đây mới là dòng có lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên rủi ro cũng không kém. Đáng chú ý nhất các cổ phiếu: FLC VHG (FLC gây được ấn tượng tốt với NDT với thanh khoản cao, giá cổ phiếu tăng mạnh mỗi khi có Game, VHG là cổ phiếu có chỉ số beta Cao nhất thị trường, trong 2 năm gần đây thường là cổ phiếu Tín hiệu chạy trước thị trường). Tiếp đó là các cổ phiếu: HAR FIT DLG HQC OGC SCR Lưu ý không quá ham hố các cổ phiếu bị pha loãng nhiều, Cơ bản thấp, bị ảnh hưởng bởi chính sách đặc biệt là các cổ phiếu ngành Khoáng Sản Lỏm, các cổ phiếu này có 1 đặc điểm chung là Doanh thu và Lợi nhuận từ mảng sản Xuất chính trong 3 năm gần đây rất thấp và liên tục xụt giảm, bản thân khi có Game cũng lờ vờ. nói cái này ra mong các bác có cổ thông cảm em chỉ nhìn nhận khách quan, nếu có Game thể hiện qua Dòng tiền Alan sẽ theo :): LCM DHM KSA KSS KTB BGM KSK KSH.
Alan có Room Sky với tiêu chí: Room Dân chủ về chứng khoán, bác nào có thông tin thì cứ update vào Room để chia sẻ thông tin, Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, người đưa tin có thể đưa thông tin như tin đồn hay PR về cổ phiếu. Tuy nhiên quyết định đầu tư thì lại là của Người cầm Tiền.
Các bác có nhu cầu vào Room chia sẻ thông tin và tìm kiếm các cơ hội đầu tư add nick của em. Room Chao VNI vuot 630 - 2014!!! Nick Sky: alan.phan7
Chúc các bác đầu tư Hiệu quả
Bài 3:
Tại sao lại có mùa thu nhể? Cái gì tạo ra mùa thu? Nguyên nhân mùa thu thì lằng nhằng phức tạp bỏ mẹ, nào là chuyển động mặt trời, trái đất, các tinh tú, rồi góc chiếu, năng lượng mặt trời vươn vươn.
Đấy nhân quả nó phức tạp thế, nhưng tương quan thì đơn giản. Lá rơi là mùa thu đến. Thế lá rơi với mùa thu liên quan mẹ gì đến nhau? Chả liên quan mẹ gì, nhưng nó cứ diễn ra thế đấy.
Tại sao cổ phiếu nó tăng? Thì chắc là do điều kiện vĩ mô kinh tế, vi mô doanh nghiệp, rồi ăn lô ăn đề, đột biến phá mả, nới lỏng, chính sách ngon lành, ko ai bị bắt... vươn vươn. Nguyên nhân nhiều và rất phức tạp Nhưng với mấy ông TA lại đơn giản, cứ chén thánh, rồi thì mấy đáy, nơm úp nơm ngửa, cờ quạt bỏ mẹ gì đấy mà quất. Mô hình liên quan đ' gì đến cổ phiếu tăng? Chả liên quan mẹ gì, nhưng nó cứ diễn ra thế đấy.
Với các con bạc thì ko cần phải biết nguyên nhân, chỉ cần biết tương quan diễn biến là đủ. Cái gì đã dc kiểm chứng trăm năm, với hàng triệu trường hợp thành công thì chứng minh điều ngược lại là vô ích và ngu ngốc.
2 ngày nay các anh cứ hì hục tích phân con thông tư 36 kinh vãi. Thông tư phức tạp thế đọc đã ung thủ nói gì đến hiểu. Mà đã nói đến vĩ mô lại phải nghiên cứu cái vĩ vĩ mô, ý là môi trường đầu tư toàn cầu, ta thắt (giả sử có thắt thật) nhưng thằng tây nó nới thì sao, thằng tàu nó bơm thì thế nào? Sới bạc làng vịt ngang tính ra vốn hóa bằng độ 1-2 công ty lớn của chúng, tiền ko bao giờ thiếu, vấn đề là giá bao nhiêu thôi.
Mấy cái này quá tầm mấy con ếch như anh em F319, tính làm cái gì. Xuôi theo dòng tiền, thuận theo thị trường mà làm ăn thay vì cứ ngoe nguẩy tích phân với lại dạy khôn thị trường. Với tôi rất đơn giản, nếu tuần sau xuyên thủng 575 ko thương tiếc thì cứ guốc dép táng cât lực, cắt lỗ tận tình, còn xuống tầm 577-580 đã tớn lên thì cứ ngồi im lim dim mà hưởng blâu jóp.
Bài 4:
Nhóm tinh anh mà người ta gọi là nhà cái, market-maker có những đợt tuyện chọn khắt khe và quá trình đào tạo khắc nghiệt trong hàng ngàn người để lấy ra một vài người đảm nhận công việc tại mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Sau khi tuyển chọn trong hàng ngàn người trẻ tuổi chọn lọc lấy 20 người có chỉ số IQ, EQ cao nhất, khả năng toán học, xác suất, định lượng siêu phàm; ở vòng thi cuối cùng, người tuyển chọn đưa nhóm này vào 1 phòng chứa 20 xác chết và nói: những trader đẳng cấp không bao giờ được sợ hãi, e ngại và có mắt quan sát, óc phán đoán tinh tường. Giờ tôi cần các anh chị làm i hệt như tôi và không chút e sợ. Người tuyển chọn đút ngón tay vào hậu môn 1 xác chết và đưa lên miệng mút. Nhóm 20 người trẻ tuổi hơi e ngại nhưng cũng làm theo, mút lấy mút để.
Các anh chị có lòng dũng cảm phi thường, liều lĩnh, điên rồ, phi lý trí, và tuân lệnh...nhưng con mắt quan sát anh chị còn chưa tinh tường, tôi vừa đút ngon trỏ vào hậu môn xác chết này nhưng tôi lại mút ngón tay giữa. Chỉ có anh Nguyễn Tuấn Anh là đạt, còn đâu loại hết. (Nguyễn Tuấn Anh: ôi, mình định gây ấn tượng khác người nên thọt cả 2 ngón và đang mút ngón giữa trước rồi định xong thì sang ngón trỏ mà) Không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông ( o ai đứng đái 2 lần trên 1 dòng sông) Không nên mua cổ phiếu đó dù quá khứ đã mua với giá cao lời nhiều (hết thời) Đổ vỏ cho nhau là bản chất của thị trường chứng khoán
Bai 5:
Đáng suy ngẫm...
1. TTCK không phải là hàn thử biểu của nền KT. Chúng ta thường nghe và tin vào khái niệm TTCK là hàn thử biểu, là tấm gương phản chiến nền kinh tế: KT đi lên thì TTCK đi lên và ngược lại. Vậy thì làm giàu có vẻ không khó, ta chỉ cần full margin khi KT tạo đáy và ngồi chơi chờ bán khi KT tạo đỉnh. Nhưng thực tế là:
- TTCK Mỹ downtrend trong hơn 3 năm 2000-2003 trong khi kinh tế nước này vẫn liên tục đi lên.
- CK Trung Quốc tạo đỉnh từ 2007, 7 năm trôi qua TQ vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh loại nhất thế giới, LN của DN vẫn tăng trưởng mạnh nhưng Shanghai index giảm từ 6000 về 2000 điểm đưa thị trường này về mức định giá rẻ nhất thế giới vào đầu 2014.
- Ở Việt Nam ta, HNX mở cửa ngày đầu ở mốc 100 đầu 2006, tròn 9 năm trôi qua với GDP Việt Nam tăng gấp 3 lần nhưng HNX vẫn đang ngụp lặn ở quanh... 80 điểm. Vậy thì việc VNindex giảm điểm 4 tháng qua trong khi KT vĩ mô đang tốt lên cũng chẳng phải là điều gì quá vô lý. Kinh tế cải thiện, hay DN tốt lên không phải là bảo hiểm cho khoản đầu tư. Ở chiều ngược lại cũng vậy thời điểm tệ hại của vĩ mô và DN lại tiềm ẩn cơ hội tốt. Cuối cùng thì giá đã phản ánh hết thông tin hay chưa mới là điều quan trọng.
2. Trong một thị trường uptrend, CP hàng đầu hay CP tốt cũng có thể giảm 30-50%.
Biển Đông tạo ra những phiên giảm điểm chưa từng có trong lịch sử TTCK VN. Chỉ trong hơn 1 tuần vốn hóa của TT giảm 5 tỷ $. Trong đó những cổ phiếu tốt nhất, ổn định nhất như VNM cũng có những phiên dư bán sàn khối lượng lớn.
Giá dầu giảm 50% trong vài tháng cuối năm cũng là một Black Swan thứ hai. Đầu 2014, tất cả các dự báo của các analyst hàng đầu thế giới đều dự báo giá dầu cuối 2014 ở quanh 90-110$. Chỉ có duy nhất analyst của Citibank mạnh dạn đưa ra dự báo 75$/thùng dầu vào cuối 2014. Được trang bị tận răng với đủ thống kê, mô hình, kinh nghiệm, ngay cả người giỏi nhất cũng đoán sai giá dầu tới hơn 30%! Biển Đông và giá dầu giảm chỉ là hai ví dụ cho thấy thế giới đầu tư rất phức tạp và hầu như mỗi năm đều xuất hiện những Black Swan vượt ngoài tầm dự báo của chúng ta. Quan trọng là ta sẽ chuẩn bị cho những tình huống ấy như thế nào.
3. Giống như rượu hay ma túy, margin là chất gây nghiện và margin liều cao là thuốc độc. Vào khoảng cuối tháng 10, một số bạn trẻ có kể với tôi thành tích đầu tư x3, x5 tài khoản chỉ sau vài tháng, tất nhiên là với một quy mô nhỏ. Tài khoản hầu như luôn trong trạng thái full margin 3-7 vào các CP nóng nhất. Từ kinh nghiệm bản thân giai đoạn 2009-2010, tôi nói rằng thành tích ấy chỉ cho thấy các bạn còn quá ít kinh nghiệm trên TTCK. Dù có gật gù đồng ý khi nghe về rủi ro, một vài phiên sau tài khoản của các bạn lại full margin 3-7. Sau đó chỉ vài tuần, các tài khoản này lần lượt bốc hơi cùng các đợt call margin. Các bạn trẻ đã rơi vào cái bẫy sợ mất cơ hội hơn sợ mất tiền mà đúng ra ta nên nghĩ và làm ngược lại.
CK Việt Nam là một thị trường chưa phát triển và đầy biến động. Nếu tài khoản thường xuyên ở trạng thái margin 3-7, ta có nguy cơ cháy tài khoản 2 lần/năm; ở tỷ lệ 1-1 mỗi năm CTCK sẽ call bạn 1 lần.
Điều tệ hại tiếp theo với margin cao không chỉ ở khả năng bị call mà còn ở việc ta hoàn toàn bất lực nhìn các cơ hội tuyệt vời nhất trôi qua mà ko còn khả năng mua. Sau đó là giai đoạn chấn thương tâm lý kéo dài dẫn tới mất khả năng ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Có người học được bài học từ khủng hoảng và làm lại từ đầu, có người mất hết tài sản, nguyền rủa sòng bạc CK, hận UBCK,... và rời bỏ thị trường vĩnh viễn. Trong lịch sử TTCK Việt Nam cũng như thế giới, tôi chưa từng thấy ai có thể làm nên tài sản lớn mà thường xuyên chấp nhận tài khoản của mình có khả năng cháy, dù với xác suất nhỏ nhất.
Tất nhiên ta luôn chắc mẩm chỉ full margin khi có deal tốt và điểm vào an toàn. Nhưng bản chất TTCK là bất ổn và ở càng lâu trong thị trường, ta sẽ càng bớt ảo tưởng về khả năng dự đoán của mình. Mặt khác giống như ma túy, margin là thứ gây nghiện. Khi đã được thử cảm giác hưng phấn cực độ do margin mang lại, bạn sẽ rất bứt rứt khó chịu khi CP tăng mà tài khoản chưa full margin. Và từ đó, để có cảm giác thỏa mãn và hưng phấn như ban đầu ta luôn phải dùng margin liều cao hơn nữa. Kết cục cuối cùng luôn là tổn thất lớn, cháy tài khoản.
Margin liều cao về lâu dài rất có hại cho tài khoản và hiệu quả đầu tư, nói rộng ra nó ảnh hưởng tới cả tính cách và cuộc sống của bạn. Lời khuyên với những nhà đầu tư/đầu cơ mới tham gia TTCK, không nên dùng margin trong 3 năm đầu nếu bạn muốn tồn tại. Điều này đơn giản như việc bố mẹ cấm ta uống rượu hút thuốc trước tuổi vị thành niên (hầu như ta đều vi phạm).
4. Đừng tiếc những gì không thuộc về mình. Có người bạn gửi tôi một thống kê thú vị hồi cuối 2013. Nôm na là ở thị trường Mỹ trong năm đó, nếu bạn luôn mua được các cp tăng mạnh nhất trong tuần thì tới cuối năm tài khoản của bạn sẽ tăng hơn 10.000 lần. Tương tự như vậy, một bạn đã làm một thống kê vui ở F319 dưới topic: "Từ 10tr kiếm 50 tỷ trong năm 2014" .
Đây chính là vẻ đẹp ma mị của TTCK, là ước mơ của mọi nhà đầu tư, đầu cơ với câu châm ngôn bất hủ "Chỉ cần chọn đúng CP, bạn vẫn sẽ ăn lồi mồm"! Đọc những câu chuyện này có thể tạo nhiều hứng khởi, nhưng câu chuyện thật hơn và ít được kể hơn trong suốt 10 năm qua ở TTCK Việt Nam lại là: "Tôi đã biến 5 tỷ thành 10 triệu như thế nào".
Tất nhiên đó chỉ là chuyện vui. Kiếm tiền không bao giờ dễ, đặc biệt là kiếm tiền từ cổ phiếu. Tôi thường xuyên được nghe bạn bè ca thán việc lỡ bán sớm cổ phiếu đang tăng giá, mua hụt các cổ phiếu tăng trần, hay ko bán sau đó CP rớt mạnh... Nếu đã không thể lý giải việc CP tăng giảm để có hành động mua bán phù hợp, thì việc tiếc nuối những điều như vậy có khác gì ta tiếc con đề về 69 trong khi đã đặt tiền vào cửa 96.
Chỉ từ hiểu biết sâu sắc, nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng mới giúp ta có quyết định đúng với tiêu chí căn bản của đầu tư "rủi ro thấp lợi nhuận cao". Những hành động mua bán vội vã khác dựa trên bảo kê, nghe đồn, tin nội gián, chart đẹp... đều chỉ mang tính cờ bạc may rủi. Hiểu biết của mỗi cá nhân là hữu hạn, vì thế số cơ hội thuộc về..
Bai 6:
Câu chuyện : CHỐT LÃI
Một người nọ vào rừng bắt gà, anh ta mang theo một cái bẫy. Nó trông giống như chiến hòm, được chống đứng lên bằng thanh gỗ, sợ dây thừng buộc vào thanh gỗ dài tận đến chỗ người ngồi nấp. Chú gà rừng nào thích chí với mấy hạt thóc vàng ươm , được rải dưới hòm, chắc chắn sẽ mò vào nhặt. Khi ấy, người săn mồi chỉ cần giật mạnh dây, cái hòm úp xuống , thì xem như đã thành công.
Hòm săn mồi đã được chống cây xong xuôi, anh ta vào bụi cây ngồi nấp, chẳng bao lâu, một bầy gà rừng đã lọ dọ mò đến, tổng cộng có 9 con. Chắc là chịu đói lâu ngày, thoắt cái có 6 con mò vào để mổ mồi ngon. Người này định giật dây, nhưng nghĩ bụng , 3 con còn lại nhất định sẽ theo, hay là chờ thêm lát nữa .
Nào ngờ, cả 3 con ấy đều không ham mồi, cứ đứng tần ngần bên ngoài. 3 con trong 6 con đã vào mổ thóc khi nãy thoáng chốc bay cả ra khỏi hòm. Anh ta thấy hơi tiếc, bụng bảo dạ, chờ một con nữa vào sẽ hành động ngay. Nhưng 2 con nữa lại bay ra, chỉ còn lai một con đang say sưa với mồi ngon trong cái hòm thần chết.
Giật dây lúc này ư? Chỉ được một con….Người này lại không cam tâm đánh mất vận may, nên lại ngồi trông ngóng cả đàn gà sẽ cùng vào hòm. Nào dè, con gà duy nhất trong hòm sau khi nọ bụng cũng đủng đỉnh bước ra ngoài.
• Trải nghiệm
Dục vọng của con người mãi mãi không thể thoản mãn
Nhưng cơ hội lại chóng đến chóng đi. Lòng tham không đáy sẽ chẳng giúp ta có được nhiều hơn
Mà nó còn lấy đi cả cái ban đầu đáng lẽ đã thuộc về ta.
Bởi thế, tục ngữ có câu “ Vịt vào nồi còn bay”.
0 nhận xét:
Post a Comment