Kỹ năng thương lượng/ đàm phán

Kỹ năng thương lượng/ đàm phán

6 10 99
Kỹ năng thương lượng/ đàm phán 10 6 99
Kỹ năng thương lượng/ đàm phán


Để có một cuộc đàm phán thành công.
Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của nó, sự chuẩn bị sẽ rất cần thiết để tiến hành cuộc đàm phán thành công. Đối với những xung đột, bất đồng nhỏ, việc chuẩn bị quá mức có thể gây phản tác dụng, bởi thời gian không cần thiết ấy sẽ được sử dụng hiệu quả hơn ở những công đoạn khác. Tuy nhiên, nếu bạn cần giải quyết những vấn đề lớn, hiển nhiên bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Hãy suy nghĩa, sử dụng những quy tắc sau đây một cách linh hoạt để tiến hành cuộc đàm phán  của bạn sẽ cảm thấy hiệu quả!
Phương châm: Vì lợi ích chung, đôi bên cùng có lợi!
1.       Xác định mục tiêu:
*     Tự hỏi rằng: bạn muốn những gì từ lần thương lượng này?
*     Liệu có được đáp ứng không và người khác sẽ có thể muốn những gì từ bạn?
  1. Có gì để thương lượng: Bạn và đối tác có gì để trao đổi cho nhau?
  2. Lựa chọn thay thế:
*     Nếu bạn không đạt được thỏa thuận với đối tác, bạn có những lựa chọn nào để thay thế?
*     Chúng có lợi hay ngược lại?
*     Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn vẫn không đạt được thỏa thuận?
*     Bạn cần ứng phó với chúng như thế nào?
  1. Mối quan hệ:
*     Vốn dĩ mối quan hệ giữa bạn và mọi người như thế nào?
*     Nó có ảnh hưởng gì đến cuộc thương lượng này không?
*     Bạn làm thế nào nếu mối quan hệ đó và cuộc đàm phán ảnh hưởng lẫn nhau?
  1. Kết quả mong đợi:
*     Tất cả mọi người đều mong chờ kết quả chung nào?
*     Tìm hiểu về những kết quả trước đó để phân tích điểm chung đó!
  1. Hậu quả: Khi bạn chiến thắng hay thất bại trong cuộc thương thảo này, hậu quả sẽ như thế nào đối với bạn và cả những người khác?
  2. Quyền lực:
*     Ai là người nắm quyền nhiều nhất, kiểm soát cuộc đàm phán này?
*     Tầm ảnh hưởng của họ là như thế nào?
  1. Giải pháp: Dựa vào tất cả những cân nhắc trên, những giải pháp nào bạn cảm thấy có thể thỏa hiệp được?
Kiểm soát cảm xúc
Trong một cuộc đàm phán, các bên sẽ cảm thấy rất tích cực sau khi kết thúc. Điều đó sẽ giúp mọi người giữ được mối quan hệ tốt sau đó. Do vậy, cần điều chỉnh phong cách, cảm xúc cho mình hợp lí, không thành thật hay hiển thị cảm xúc không rõ ràng sẽ khiến mọi người không thoải mái, cảm thấy cuộc đàm phán vẫn chưa được hợp lí, hiệu quả.
Kết luận
Với mục tiêu tìm kiếm một sự thỏa hiệp công bằng, đôi bên đều chấp nhận là một điều không hề dễ dàng. Và việc tưởng tượng ra một tình huống thương lượng, trả lời những câu hỏi như trên, bạn sẽ thấy rằng mình sẽ trở nên chủ động hơn khi bước vào cuộc đàm phán thật sự.



0 nhận xét:

Post a Comment

 
Nguyễn Đình Linh © 2013. All Rights Reserved. Design by Blogger Templates Free - Blogger
Top