BA HÀNH TRANG VÀO ĐỜI

BA HÀNH TRANG VÀO ĐỜI

6 10 99
BA HÀNH TRANG VÀO ĐỜI 10 6 99
HÀNH TRANG VÀO ĐỜI
Phải chăng mỗi con người sinh ra đã mang sẵn trong mình một số phận để có người gặp được toàn chuyện may mắn,thành công, còn kẻ khác gặp toàn chuyện rủi ro,thất bại.
Có thể đâu đó trên trái đất này đang tồn tại những con người như thế, nhưng họ là ai? Trong túi hành trang vào đời của họ có những thứ được coi là bảo bối”?
1.CÁI QUÝ NHẤT TRONG TÚI HÀNH TRANH CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Có rất nhiều đệ tử theo học Đức Phật Thích Ca,nhưng mãi không đắc đạo. Một lần họ đánh bạo hỏi và xin Đức Phật truyền cho bí quyết.
-Được rồi! Ngày mai ta sẽ nói.
Sáng hôm sau, các đệ tử có mặt rất sớm. Đức Phật Thích Ca sai chú tiểu đồng cho mình một chậu hoa.
Ngài ngắt một bông hoa đưa lên, rồi nói:
-Toàn bộ bí quyết thành công của ta nằm ở đây!
Trong khi các trò khác đang còn ngơ ngác thì có một trò tự nhiên mắt sáng bừng lên…

Đức Phật liền bảo:
-Trò kia hiểu được ý ta. Từ mai ta cho phép ngươi thay ta truyền đạo.
Ý nghĩa thật thâm thuý đến khôn cùng, nếu bạn yêu thích câu châm ngôn: “Kẻ nào tặng người khác hoa hồng, trên tay kẻ đó phảng phất mùi thơm”. Và coi đó như một nguyên tắc đối nhân xử thế.
Chẳng có ai không bao giờ yêu thích hoa, chỉ có hoa mới hoà đồng được với thế giới tâm linh của con người trong lúc buồn, vui,đau thương…
Bạn đã bao giờ biết đến triết lý về hoa của người Á Đông: tất cả đều đẹp,đều tốt, đều hoàn hảo trong thiên nhiên..thiên nhiên là nguồn gốc của mọi sự tinh khiết, mà hoa là những gì thân thiết nhất, tinh tế nhất của thiên nhiên…
Mỗi loài hoa có một sắc, một mùi hương riêng nhưng đều làm đẹp cho cánh rừng bằng tất cả những gì có thể…
Hoa tiêu biểu cho sự chuyển dấu vết của tự nhiên. Những đường cong uyển chuyển của hoa không chỉ làm đẹp mắt khi ta nhìn, mà chất chứa bao bí ẩn của tạo hoá…
Trước hoa,con người có thể hoà đồng với vũ trụ, mở cặp mắt tâm linh, vượt ra ngoài biên giới của thời gian…
Hoa tượng trưng cho sắc đẹp, cho sự khiêm nhường, cho một quá trình lao động cực nhọc. vì cần phải có một thời gian cây mới đơm hoa, kết quả.
Hoa có đủ mọi đức tính mà một con người cần có: sự im lặng, một tâm hồn trong trắng thanh khiết,một tấm lòng quảng đại bao dung…
2.VẬT BÁU TRONG TÚI HÀNH TRANG CỦA KHỔNG TỬ
Sách Liệt tử có chép rằng:
“ Tử Hạ hỏi Khổng Tử:
-Nhan Hồi là người như thế nào?
Khổng Tủ nói:
-Cái nhân của Hồi hơn ta
Tử Hạ lại hỏi:
-Tử Cống là người thế nào?
-Cái mau mắn của Tú hơn ta
-Tử Lộ là người thế nào?
-Cái dũng của Do hơn ta
-Tử trưởng là người thế nào?
-Cái vẻ nghiêm trang của Sư hơn ta.
Tử Hạ thấy thế làm lạ, đứng dậy thưa:
-Vậy thì tại sao bốn người ấy lại còn theo thầy mà học
Khổng Tử nói:
-Lại đây ta bảo cho:
Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc bất nhân; Tứ chỉ biết cái mau mắn mà không biết lúc chậm chạp; Do chỉ biết cái hùng dũng mà không biết lúc nên nhút nhát; Sư chỉ biết trang nghiêm mà không biết lúc ung dung để hoà đồng cùng mọi người. Nay gộp tất cả những cái hay mà bốn người ấy có mà đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy họ phải thờ ta làm thầy!
Vậy mới hay Khổng Tủ đã thấu suốt cái nguyên tắc quan trọng nhất của đạo xử thế là phải biết biến: “Dịch cùng tắc biên, biến tắc thông,thông tá cửu”( có biến mới thông,có thông mới lâu bền được). Phải biết tuỳ cơ mà biến- thông cho hợp thời trung tiết..nếu chỉ khư khư, nhất mực..dầu hay đến mấy cũng hỏng việc. Mục đích thì có một, nhưng có cả ngàn cách để đạt mục đích ấy, vấn đề là tìm xem cách nào hợp với khả năng của mình nhất, có hiệu quả nhất.
* * *

Một ngày kia có hai mầm cây dưới đất trò chuyện với nhau: chúng ta đang ngầm chứa một sự sống. chúng ta sắp khai sinh, nhưng mặt đất phía trên chúng ta có một tảng đá lớn. Làm thế nào bây giờ?
Mầm cây thứ nhất nói: chúng ta men theo cạnh tảng đá đó để trồi lên đón ánh mặt trời
Mầm cây thứ hai nói: sao anh hèn thế, chúng ta cứ đâm thẳng lên chứ!
Thế rồi mầm cây thứ hai dũng cảm đâm thẳng vào tảng đá và nó không bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời. còn mầm cây thứ nhất nhô lên bên cạnh tảng đá. Những tia mặt trời đầu tiên làm nó sung sướng đến ngây ngất, nó thầm nhủ: "Thế là mình đã khai sinh”.
Tảng đá thấy vậy cười bảo: “ Ngươi chỉ là một hạt mầm bé xíu, cò gì đáng tự hào lắm đâu..” Mầm cây buồn lắm, nó nhẫn nại quang hợp, rồi một ngày kia cây to lớn, hòn đá lăn sang một bên. Hòn đá im lặng suốt đời như thầm trách..Còn cây thì đơm hoa và ngát hương. Chỉ có những đêm thu về nó buồn trong tiếng rơi xào xác, có lẽ nó đang nghĩ về người bạn xấu số của nó. Đâu đó dưới mặt đất này liệu còn bao nhiêu mầm hạt có số phận như người bạn của nó…
3. ĐIỀU KHÓ NHẤT TRONG ĐẠO LÀM NGƯỜI CỦA TỬ PHÒNG
Sau khi giúp Lưu Bang xây dựng cơ đồ nhà Hán, Tử Phòng từ chối tước hầu ba vạn hộ nước Tề, vào núi học phép tu tiên của Xích Tùng Tủ.
Con ông là Bất Nghi, lúc bấy giờ được phong chức quan thị trung trong triều, là người có học vấn uyên thâm, làu thông kinh sử, lại có tài hiểu thấu lòng người, muốn ông cho một lời khuyên:
-Thưa cha! Cha cho điều gì là khó nhất trong đạo làm người?
-Khó nhất là luôn tự biết mình là ai. Muốn thế phải hiểu rõ cái thời mình đang sống…

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Nguyễn Đình Linh © 2013. All Rights Reserved. Design by Blogger Templates Free - Blogger
Top